BÀI TUYÊN TRUYỀN PHÒNG, CHỐNG BỆNH TẢ VÀ CÁC KHUYẾN CÁO CỦA NGÀNH Y TẾ

Đăng lúc: 14:20:24 21/09/2023 (GMT+7)

Kính thưa toàn thể nhân dân!

          Bệnh tả là bệnh nhiểm khuẩn cấp tính đường tiêu hóa, với triệu chứng đầy bụng, sôi bụng tiếp theo đó là tiêu chảy, lúc đầu có phân lỏng sau chỉ toàn nước, nước phân đục như nước vo gạo đi liên tục có thể lên đên 30-40 lần/ngày. Tình trạng mất nước tùy vào trường hợp nặng nhe khác nhau nhưng có thể mất từ 5 – 10 lít nước/ngày. Kèm theo có nôn, lúc đầu nôn ra thức ăn sau chỉ toàn nước trong hoặc vàng nhạt, bệnh nhân không đau bụng, không sốt, người mệt lả biểu hiện tình trạng mất nước nhẹ đến nặng như khát nước, da khô, nhăn nheo, hốc hác, mắt trũng, mạch nhanh, huyết áp tụt có khi không đo được, tiểu ít hoặc vô niệu….

1. Đặc điểm và tình hình dịch bệnh tả gây ra ở Việt Nam

          Năm 2007 – 2008 dịch tả xảy ra ở một số tỉnh phía bắc có các đặc điểm sau:

- Hầu hết các ca mắc bệnh đều liên quan đến thực phẩm. Yếu tố nguy cơ cao mắc tả là ăn thịt chó, mắm tôm, rau sống, tiết canh…

- Dịch xảy ra tản phát, dồn dập trong một thời gian ngắn, rải rác trên nhiều vùng địa dư, không liên quan đến nhau và không có ca bệnh thứ phát.

- Nhóm người có nguy cơ cao với dịch tả là những người tiếp xúc gần gũi với bệnh nhân tả; dân cư tại vùng sử dụng hố xí không hợp vệ sinh; sử dụng nước bề mặt (ao, hồ, kênh mương, sông) bị ô nhiễm; an toàn vệ sinh thực phẩm không được đảm bảo như thức ăn đường phố, thường xuyên ăn rau sống, ăn hải sản chưa chín và các động thực vật thủy sinh như cá, cua, ngao, sò, trai…, dùng phân tươi trong trồng trọt..

2. Yếu tố lây nhiễm

- Bệnh tả lây qua đường tiêu hóa, nguồn nước bị nhiễm bẩn bởi phân người hoặc phân động vật và qua thực phẩm bị nhiễm ngoài ra còn do côn trùng như ruồi, nhặng chứa mầm bệnh đậu vào đồ ăn thức uống; người lành mang mầm bệnh.

- Do tập quán sinh hoạt thấp, thường xuyên sử dụng nước bề mặt (ao, hồ, kênh mương, sông) bị ô nhiễm, đời sống kinh tế xã hội và dân trí thấp, thời tiết nóng ẩm, thiếu nước sạch và nhà tiêu hợp vệ sinh.

3. Nguồn lây nhiễm

- Bệnh nhân tả: Người bệnh đào thải nhiều vi khuẩn trong thời kỳ toàn phát theo phân và chất nôn. Trong phân người bệnh chứa phẩy khuẩn tả trong khoảng 17 ngày nếu không điều trị kháng sinh. Nếu được điều trị kháng sinh đặc hiệu thì phẩy khuẩn tả sẽ hết dần xuống còn 6 ngày thậm chí còn 2 ngày.

- Người lành mang phẩy khuẩn tả là người đã được điều trị khỏi về mặt lâm sàng nhung vẫn tiếp tục mang mầm bệnh.

- Phẩy khuẩn tả thường gặp ở các loài thủy sinh như cá, cua, ngao, sò… ở vùng cửa sông hay ven biển.

4. Đối tượng lây nhiễm:

- Mọi lứa tuổi có thể mắc bệnh. Trẻ em mắc ít hơn người lớn. tuy nhiên ở những vùng dịch tả lưu hành  trẻ em lại là đối tượng dễ mắc bệnh tả nhất.

5. Các khuyến cáo của Trung tâm Y tế Hoằn Hóa

- Thực hiện tốt vệ sinh cá nhân như rửa tay bằng xà phòng thường xuyên trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

- An toàn vệ sinh thực phẩm trong kinh doanh và chế biến thực phẩm; ăn chín, uống chín

- Giũ vệ sinh chung; không vứt rác ra môi trường và sông, hồ, ao…

- Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh

- Phun hóa chât diệt côn trùng như ruồi nhặng…

- Uống vaccin phòng bệnh cho trẻ.

          Trên đây là các biện pháp phòng chống bệnh tả mong rằng mỗi chúng ta đều có ý thức bảo vệ sức khỏe của mình và người thân khỏi bị bệnh tả góp phần vào công tác phòng, chống dịch bệnh./.

 

 

 

 

 

 

 

  
0 Bình luận
Ý kiến bạn đọc
Truy cập
Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
362261