BÀI TUYÊN TRUYỀN PHÒNG, CHỐNG BỆNH THỦY ĐẬU
Kính thưa toàn thể nhân dân!
Bệnh thủy đậu là bệnh nhiễm virus cấp tính, với triệu chứng sốt nhẹ, phát ban. Ban mọc nhiều đợt trên cùng một vùng da nên có thể thấy chúng ở nhiều lứa tuổi khác nhau từ nốt sần, bọng nước trong, bọng nước đục đến nốt vảy.
1. Tình hình lây nhiễm bệnh trên địa bàn:
Tại Hoằng Hóa bước đầu ghi nhận có 33 trường hợp mắc thủy đậu; xã có số ca mắc nhiều nhất là Hoằng Trạch 09 ca; Thị trấn Bút Sơn 12 ca
Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi, mọi người có thể mắc bệnh thủy đậu. 90% trẻ dưới 15 tuổi có thể mắc bệnh. Bệnh thường xuất hiện vào mùa đông và mùa đông - xuân
Triệu chứng thuỷ đậu
Bệnh thủy đậu do một loại virus có tên Varicella virus gây nên, thủy đậu là một bệnh rất dễ lây truyền từ người bệnh sang người lành khi người mắc thủy đậu nói, hắt hơi, hoặc ho... thì virus theo nước bọt, nước mũi bắn ra ngoài tan thành bụi. Người khác hít phải bụi đó sẽ lây bệnh ngay.
Bệnh xảy ra phần nhiều ở trẻ em. Thông thường, từ lúc nhiễm đến lúc phát ra bệnh là khoảng 2-3 tuần.
Khởi phát bệnh thường đột ngột với triệu chứng nổi mụn nước có kích thước từ l - 3mm, nổi ở vùng đầu mặt, chi và thân, mụn nước xuất hiện rất nhanh trong vòng 12 - 24 giờ có thể nổi toàn thân, chứa dịch trong, tuy nhiên những trường hợp nặng mụn nước sẽ to hơn hay khi nhiễm thêm vi trùng mụn nước sẽ có màu đục do chứa mủ kèm sốt nhẹ, biếng ăn. Ở người lớn thường kèm sốt cao, đau đầu, đau cơ, nôn ói.
Bệnh sẽ kéo dài từ 7 - 10 ngày nếu không có biến chứng, các nốt thủy đậu sẽ khô dần, bong vảy, thâm da nơi nổi mụn nước, không để lại sẹo, nhưng nếu bị nhiễm thêm vi trùng mụn nước có thể để lại sẹo.
2. Bệnh lây lan như thế nào?
Bệnh rất truyền nhiễm và lây lan qua sự đụng chạm đến ban ngứa từ người bị thuỷ đậu hoặc qua những giọt nước nhỏ trong không khí từ miệng hay mũi của một người bị nhiễm khi họ nói hoặc ho, hoặc hắt hơi.
Bệnh phát triển trong vòng 10-21 ngày sau khi tiếp xúc với người bị nhiễm bệnh.
3. Biến chứng của thuỷ đậu
Biến chứng của bệnh thủy đậu rất là nhiều, mặc dù đây là một bệnh lành tính, không có triệu chứng nặng nề ngoài những hồng ban mụn nước lan tràn. Tuy nhiên, bệnh có thể có những biến chứng rất quan trọng.
- Biến chứng nhẹ của bệnh là nhiễm trùng da nơi mụn nước, nặng hơn vi trùng có thể xâm nhập từ mụn nước vào máu gây nhiễm trùng huyết. Các biến chứng nặng như viêm phổi, viêm não, viêm tiểu não là các biến chứng có thể nguy hiểm đến tính mạng, hay để lại di chứng sau này.
- Phụ nữ mang thai nếu mắc bệnh thủy đậu sẽ rất nguy hiểm vì sẽ dễ bị biến chứng nặng, đặc biệt là viêm phổi. Phụ nữ mang thai bị thủy đậu ở 3 tháng đầu của thai kỳ, virus sẽ gây sẩy thai, hay khi sinh ra trẻ sẽ bị thủy đậu bẩm sinh với nhiều dị tật như đầu nhỏ, co gồng tay, chân, trẻ bị bại não, sẹo bẩm sinh
4. Cách phòng thuỷ đậu
* Tiêm vaccine phòng bệnh
Hiện nay Trung tâm Y tế Hoằng Hóa đang triển khai tiêm vaccin dịch vụ phòng thủy đậu hiệu quả cao và lâu dài, giúp cơ thể tạo kháng thể chống lại virus thủy đậu, được áp dụng đối với các đối tượng sau:
- Trẻ em từ 12 tháng đến 13 tuổi chưa từng bị thuỷ đậu lần nào tiêm 1mũi.
- Trẻ em trên 13 tuổi và người lớn chưa từng bị thủy đậu lần nào thì nên tiêm 2 lần, cách nhau từ 4-8 tuần. Hiệu quả bảo vệ của vaccine thủy đậu có tác dụng lâu dài.
* Chăm sóc bệnh nhân tại nhà
- Chống nhiễm khuẩn, hạ sốt.
- Tại chỗ: Nốt đậu dập vỡ nên chấm dung dịch xanhmethylen.
- Nên cách ly người bênh 5 đến 7 ngày để tránh lây lan.
- Vệ sinh cá nhận sạch sẽ. Luôn mặc quần áo thông thoáng, tránh nước và gió
- Ăn uống đủ chất, uống nhiều nước trong ngày.
- Tránh cọ xát làm các bóng nước bị vỡ.
* Biện pháp chống dịch
- Người mắc bệnh thủy đậu phải cách ly ở nhà trong 11 - 21 ngày, tránh tiếp xúc
- Đeo khẩu trang cho người bệnh và người lành giữ khoảng cách khi tiếp xúc;
- Sát khuẩn tẩy uế đồ vật bị nhiễm dịch tiết từ mũi họng.
Trên đây là các biện pháp phòng, chống bệnh thủy đậu, rất mong người dân thực hiện tốt để phòng, chống bệnh thủy đậu và các bệnh dịch khác./.
|
|
|
|
- Nhìn lại một số hình ảnh ngày tựu trường năm học 2024-2025 của học sinh trên địa bàn xã Hoằng Đức
- thực phẩm mùa hè ngăn ngừa đột quỵ
- Bệnh bạch hầu có gì khác với bệnh viêm họng, viêm amidan?
- BÀI TUYÊN TRUYỀN AN TOÀN THỰC PHẨM MÙA HÈ
- Vai trò của chữ ký số trong các giao dịch điện tử
- Đảm bảo Vệ sinh An toàn thực phẩm mùa hè
- ỨNG DỤNG SẢN XUẤT MEN VI SINH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
- Tuyên truyền về đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm
- KỸ THUẬT NUÔI GÀ TA AN TOÀN SINH HỌC
- BÀI TUYÊN TRUYỀN PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG
- Kết quả giải quyết TTHC tuần 1 tháng 11 năm 2024 (Từ ngày 04/11/2024 đến ngày 08/11/2024)
- Kết quả giải quyết TTHC tuần 5 tháng 10 năm 2024 (Từ ngày 28/10/2024 đến ngày 01/11/2024)
- Kết quả giải quyết TTHC tuần 4 tháng 10 năm 2024 (Từ ngày 21/10/2024-25/10/2024)
- Kết quả giải quyết TTHC tuần 3 tháng 10 năm 2024 (Từ ngày 14/10/2024 đến ngày 18/10/2024)
- Kết quả giải quyết TTHC tuần 2 tháng 10 năm 2024 (Từ ngày 07/10/2024 đến ngày 11/10/2024)
- Thông báo Về việc niêm yết công khai văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế (Di sản thừa kế của Ông Lê Quang Thịnh để lại )
- Thông báo Niêm yết công khai Nghị quyết về việc ban hành các biện pháp bảo đảm thực hiện dân chủ ở cở sở trên địa bàn xã Hoằng Đức
- Thông báo Về việc niêm yết công khai văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế (Di sản thừa kế của Ông: Lê Bá Thảo để lại )
- Về việc niêm yết công khai văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế (di sản thừa kế của Bà: Lê Thị Ngân để lại )
- Về việc công khai dự thảo Nghị quyết của HĐND xã về quyết định các biện pháp bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn xã Hoằng Đức
- Phiếu xin lỗi vì trả hồ sơ quá hạn đối với bà Đoàn Thị Hiền Địa chỉ: số nhà 74, quốc lộ 10,thôn Khang Thọ Hưng, xã Hoằng Đức, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa.
- Xin lỗi ông Lê Nguyên Tuấn - thôn Cự Đà - xã Hoằng Đức
- Phiếu xin lỗi Bà Nguyễn Thị Thúy Hằng Địa chỉ: Số nhà 02, Ngõ số 2, Đường số 1, thôn Phú Thịnh, xã Hoằng Đức, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa