BÀI TUYÊN TRUYỀN PHÒNG TRÁNH CÁC BỆNH HỌC ĐƯỜNG
Kính thưa các thầy cô giáo và các em học sinh:
Hôm nay tôi sẽ giới thiệu cho các em biết về một số bệnh hay giặp ở lứa tuổi học đường như: Bệnh cong vẹo cột sống, bệnh cận thị. Nguyên nhân và cách phòng tránh, giúp chúng ta có vóc dáng đẹp và đôi mắt sáng để học tập của tuổi trẻ.
I/ Phòng tránh bệnh cận thị học đường:
Cận thị là một loại tật khúc xạ phổ biến rất hay giặp ở mọi lứa tuổi học sinh. Cùng với sự phát triển của đời sống kinh tế xã hội và thói quen sinh hoạt, tỷ lệ cận thị ngày càng gia tăng giây nhiều ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, kết quả học tập.
1.Ảnh hưởng:
Trong những năm giần đây tật cận thị ở lứa tuổi học sinh đang có chiều hướng gia tăng rõ rệt. Cận thị là mắt chỉ nhìn thấy vật ở giần chứ không nhìn thấy vật ở xa. Biểu hiện ban đầu của bệnh là mỏi mắt, căng mắt, nhức đầu khi đọc sách, tiếp theo là nhìn mờ,không nhìn thấy vật ở xa. Bệnh cận thị giây nhiều tác hại như: Hạn chế sự phát triển toàn diện của học sinh: Hạn chế các hoạt động thể dục thể thao, nâng cao sức khỏe; hạn chế sự lựa chọn nghành nghề trong cuộc sống, hạn chế một số hoạt động trong sinh hoạt hàng ngày của học sinh, hạn chế một phần kết quả học tập do mắt chóng bị mỏi, do nhìn bảng không rõ, viết và đọc chậm,dễ bị tai nạn trong lao động, sinh hoạt.
2. Nguyên nhân:
Hai nguyên nhân chính giây bệnh cận thị là. Do bẩm sinh và mắc phải. Bệnh bẩm sinh do yếu tố di truyền, cha mẹ bị cận thị thì con cũng bị cận thị. Loại này có đặc điểm là độ cận cao, có thể trên 20 diop, độ cận tăng nhanh khi ở độ tuổi trưửng thành, khả năng phục hồi kém cho dù có được điều trị.
Quá trình học tập và giải trí thiếu khoa học, ở tuổi học sinh có khả năng ảnh hưởng đến khả năng điều tiết của đôi mắt, dẫn tới cận thị học đường. Tật cận thị có hai biểu hiện chính: Độ hội tụ của mắt tăng và trục chính của mắt dài quá giới hạn bình thường. Hậu quả là thị lực giảm, mát không nhìn rõ vật ở xa, chỉ thấy vật ở giần, Bệnh cận thị hoàn toàn có thể phòng được nếu có sự phối hợp tích cực giữa học sinh, gia đình và nhà trường.
3. Cách phòng:
A, Giữ đúng tư thế ngồi khi học
Ngồi thẳng đứng, hai chân khép, hai bàn chân để ngay ngắn sát nền nhà, đầu couis 10 15 độ. Khoảng cách từ mắt đến sách vở trên bàn học là 25cm đối với học sinh tiểu học và 30cm đối với học sinh trung học cơ sở, 35cm đối với học sinh trung học phổ thông và người lớn. Thầy cô giáo và cha mẹ học sinh phải thường xuyên nhắc nhở, không để các em ngồi cuối gằm mặt, nghiêng đầu, áp má lên bàn học khi đọc và viết.
B, Lớp học, góc học tập phải đủ những điều kiện cần thiết:
Đảm bảo chiếu sáng tốt, nhà trường phải đảm bảo điều kiện các lớp học theo đúng quy định cụ thể: Phòng học cần chiếu sáng đồng đều, tăng cường chiếu sáng tự nhiên. Tổng diện tích của phòng học không dưới 1/5 diện tích của phòng học. Trần tường phải sáng màu, tránh các đồ vật có mặt bống loáng giây lóa mắt. Bóng điện phải được bố trí phù hợp và treo cách mặt bàn 2,8cm, tránh sắp bóng, tránh lóa. Hướng ngồi của học sinh không được quay lưng ra của. Cấu trúc và cách sắp xếp bảng, bàn ghế phải đảm bảo yêu cầu: Bảng học phải mầu xanh lá hoặc mầu đen trống lóa. Kích thước bảng. Dài 1,8 2 m, rộng 1,2 đến 1,5m, được treo ở giửa lớp học, mép dưới cách nền 0,8 đến 1m. Chử viết trên bảng chiều cao không quắ 4cm. Bàn học đầu cách bảng 1,7 đến 2m, bàn học cuối cách bảng không quá 8m. Chiều cao của bàn ghế phù hợp với chiều coa của học sinh .
Để phòng tránh bệnh cận thị học đường, trước hết cần phải bố trí chế độ học tập của học sinh hợp lý, kết hợp học tập vui chơi, nghĩ ngơi, lao động để mắt được nghĩ. Cần giáo dục cho học sinh có ý thức vệ sinh trong học tập, đồng thời tăng cường nây coa sức khỏe qua chế độ dinh dưỡng đủ chất, bổ sung Vitamin A cho học sinh. Hàng năm nhà trường nên tổ chức khám sức khỏe định kỳ, kiểm tra thị lực cho học sinh để sớm phát hiện các tật khúc xạ nói chung và cận thị nói riêng đẻ có biện pháp điều trị cho phù hợp. Khi bị cận thị phải đeo kính đúng số thầy thuốc đã chỉ định.
c. Bỏ những thói quen có hại cho mắt:
- Không năm, quỳ để đọc sách viết bài.
- Không đọc sách báo tài liệu khi đang đi trên xe ô tô, tầu hỏa, máy bay.
- Khi xem ti vi, video phải ngồi cách xa màn hình 2,5cm, nơi ánh sáng phòng phù hợp. Thời gian xem cần ngắt quảng, không quá 45p đến 60p mổi lần xem.
- Không tự ý dùng kính đeo mắt không đúng tiêu chuẩn. Khi đeo kính cần tuân thủ hướng dẫn của nhà chuyên môn
III/ Bệnh cong vẹo cốt sống
Trước hết các em cần phải hiểu được bệnh cong vẹo cột sống là những biến dạng của cột sống làm lệch hình thân thể.
Có hai loại đó là cong cột sống và vẹo cột sống
- Cong cột sống: Cột sống có 4 hình thái.
+ Gù: Đoạn cổ và lưng cong quá nhiều.
+ Ưỡn: Đoạn thắt lương cong quá nhiều.
+ Còng: Đoạn thắt lưng cong ngược ra trước.
+ Bẹt: Đoạn thát lung không còn độ cong sinh lý.
_ Vẹo cột sống: Nhìn từ phía sau nếu cột sống lệch sang bên phải hoặc trái. Thường giặp hai 2 dạng.
+ Vẹo đều sang bên trái hoặc bên phải, chỉ có một đoạn cong hình chữ C
+ Vẹo với hai đoạn đối lập nhau, ví dụ: Đoạn cổ, đoạn lưng cong sang bên phải hình chữ S
1. Nguyên nhân
- Ngồi học không đúng tư thế
- Kích thước bàn ghế không phù hợp
- Lao động quá nặng, quá sớm, bế nách em bé, đeo cặp sách quá nặng hoặc không đều hai bên vai hoặc cắp cặp vào nách
- Mắc bệnh còi xương, suy dinh dưỡng
2. Ảnh hưởng:
- Gây lệch trọng tâm cơ thể, làm học sinh ngồi không được ngay ngắn, gây cản trở cho việc đọc, viết căng thẳng thị giác và làm trí não kém tập trung dẫn đến ảnh hưởng xấu đến kết quả học tập.
- Gây ảnh hưởng đến hoạt động của tim, phổi và sự phát triển của khung xương chậu.
- Cơ thể lệch, bước đi không cân đối, không đều ảnh hưỡng đến thẩm mỹ.
3. Phòng chống bệnh cong vẹo cột sống:
- Tư thế ngồi học đúng, ngay ngắn
- Bàn ghế phải phù hợp với tầm vocscuar học sinh
- Không nên xách cặp hoặc đeo cặp quá nặng một bên vai
- Đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý.
Trên đây là những thông tin rất cần thiết cho các em. Rất mong các em nắm chắc những thông tin quan trọng này và thực hiện tốt việc phòng tránh các loại bệnh trên đã nêu.
- Nhìn lại một số hình ảnh ngày tựu trường năm học 2024-2025 của học sinh trên địa bàn xã Hoằng Đức
- thực phẩm mùa hè ngăn ngừa đột quỵ
- Bệnh bạch hầu có gì khác với bệnh viêm họng, viêm amidan?
- BÀI TUYÊN TRUYỀN AN TOÀN THỰC PHẨM MÙA HÈ
- Vai trò của chữ ký số trong các giao dịch điện tử
- Đảm bảo Vệ sinh An toàn thực phẩm mùa hè
- ỨNG DỤNG SẢN XUẤT MEN VI SINH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
- Tuyên truyền về đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm
- KỸ THUẬT NUÔI GÀ TA AN TOÀN SINH HỌC
- BÀI TUYÊN TRUYỀN PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG
- Kết quả giải quyết TTHC tuần 1 tháng 11 năm 2024 (Từ ngày 04/11/2024 đến ngày 08/11/2024)
- Kết quả giải quyết TTHC tuần 5 tháng 10 năm 2024 (Từ ngày 28/10/2024 đến ngày 01/11/2024)
- Kết quả giải quyết TTHC tuần 4 tháng 10 năm 2024 (Từ ngày 21/10/2024-25/10/2024)
- Kết quả giải quyết TTHC tuần 3 tháng 10 năm 2024 (Từ ngày 14/10/2024 đến ngày 18/10/2024)
- Kết quả giải quyết TTHC tuần 2 tháng 10 năm 2024 (Từ ngày 07/10/2024 đến ngày 11/10/2024)
- Thông báo Về việc niêm yết công khai văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế (Di sản thừa kế của Ông Lê Quang Thịnh để lại )
- Thông báo Niêm yết công khai Nghị quyết về việc ban hành các biện pháp bảo đảm thực hiện dân chủ ở cở sở trên địa bàn xã Hoằng Đức
- Thông báo Về việc niêm yết công khai văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế (Di sản thừa kế của Ông: Lê Bá Thảo để lại )
- Về việc niêm yết công khai văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế (di sản thừa kế của Bà: Lê Thị Ngân để lại )
- Về việc công khai dự thảo Nghị quyết của HĐND xã về quyết định các biện pháp bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn xã Hoằng Đức
- Phiếu xin lỗi vì trả hồ sơ quá hạn đối với bà Đoàn Thị Hiền Địa chỉ: số nhà 74, quốc lộ 10,thôn Khang Thọ Hưng, xã Hoằng Đức, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa.
- Xin lỗi ông Lê Nguyên Tuấn - thôn Cự Đà - xã Hoằng Đức
- Phiếu xin lỗi Bà Nguyễn Thị Thúy Hằng Địa chỉ: Số nhà 02, Ngõ số 2, Đường số 1, thôn Phú Thịnh, xã Hoằng Đức, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa