Di tích lịch sử văn hóa Đền thờ Lý Nhật Quang thôn Nội Tý- xã Hoằng Đức

Đăng lúc: 08:44:34 25/07/2023 (GMT+7)

 

Theo sử sách và lưu truyền  để lại 1020 niên hiệu thuận thiên thứ 10 ( đời Lý Thái Tổ) theo lệnh vua cha ông cùng anh trai là Lý Phật Mã ( Lý Thái Tông) đem quân đi dẹp giặc Chiêm Thành ở các châu phía nam Thanh Nghệ Tỉnh, trên đường hành quân ông đã dừng chân đóng quân tại làng kẻ Thử ( thôn Nội tý ngày nay) từ đó tục gọi vườn quan có từ thời ấy. Lần thứ hai ông cùng Lý Phật Mã đem quân đi dẹp giặc, thắng trận trở về, triều đình  phong thưởng Tước quân "Uy minh hầu”"- đại tướng quân giao cho kiêm quản xứ Thanh Nghệ Tỉnh, ông tiến hành mở mang các làng xã, khai khẩn đất đai, mở mang biên cảnh, mở đền đắp cội, ông nỗi tiếng là người liêm trực được nhân dân vô cùng tín ái và được nhà vua  ban cho hiệu là "Uy minh vương thái tử".

Năm 1039 đến năm Giáp thân thứ 3(1044) ông cùng Lý Thái  Tông đem quân đi chinh phục giặc chiêu thành đã lập được nhiều công lớn và ông được nhà vua phong tước vương ( Uy minh vương).

Nhờ có công lao to lớn trong việc dẹp giặc mở mang bờ cỏi, giữ yên vùng biên cảnh và có nhiều công lao xây dựng làng xã nên ông được phong tước 2 lần ; Đời Lý Thái tổ được phong tước  “Uy minh hầu”; Đời Lý Thái Tông  được phong tước “Uy minh vương”

Sau ông mất đã hiển thánh giúp vua dẹp giặc và được nhà vua phong sắc Niên hiệu Trần Nguyên Phong ( 1251 – 1257) là "Dũng liệt đại vương"

Công lao và sự nghiệp của Uy minh vương anh hùng Đại tướng Lý Nhật Quang gắn liền với truyền thống tốt đẹp  của dân tộc Việt nam, ngài là người khai cư lập nghiệp xây dựng lên làng Nội tý ngày nay, công đức của ngài được nhân dân trong làng suy tôn ngài lên Thần Hoàng làng.

 Từ đó tại làng Nội Tý xã Hoằng Minh ( Nay là xã Hoằng Đức) hàng năm đều diễn ra các ngày lễ hội tại đền thờ ngài như: giỗ Ngài (ngày 25/ 11 âm lịch), lễ hội Kỳ phúc( ngày 8/02 âm lịch) với các hoạt động vui chơi truyền thống mang đậm đà bản sắc dân tộc của quê hương như Trồng đu, chọi gà, cờ tướng, đua thuyền, kéo co.....Tên tuổi và sự nghiệp của vị tướng quân Lý Nhật Quang đã trở thành bất hủ và khắc sâu vào tâm trí cũng như tình cảm của muôn dân, được nhân dân tôn kính thờ phụng ở nhiều làng quê trên đất nước . Đặc biệt tại làng Nội Tý ngài là người khai hương, lập ấp là Thần Hoàng của làng.

Đền thờ có 2 câu đối:   Đối 1:    Linh ứng cổ kim vi thánh đức

                                                    Đại ân truyền tụng quả thần uy

                                      Đối 2:    Phụ quốc đại công truyền lý sử

                                                    An dân hậu đức hiển nam thiên

Song do biến cố của lịch sử Đền thờ ngài bị xuống cấp mai một, cuốn theo cả nét đẹp văn hoá xưa kia bị chìm lắng trong nhiều thập kỷ qua, làm cho lớp lớp người già bâng khuâng, hẩng hụt, con cháu chỉ biết qua sử sách và mô phỏng. Thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng bằng NQ TW 5 khoá VIII đề ra là "xây dựng  nền VH Việt Nam tiến tiến, đậm đà bản sắc dân tộc". Do vậy Đền thờ ngài đã được nhân dân trong làng, con em xa quê và quý khách thập phương bằng nghĩa cử cao đẹp đóng góp tiền của công sức khôi phục, tôn tạo khang trang như ngày hôm nay và từng bước gây dựng được những nét văn hóa truyền thống xưa kia, đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của nhân dân và quý khách thập phương. Theo truyền thống và sử sách để lại, cứ sau một năm lao động sản xuất gặt hái được nhiều thành quả , nhân dân trong làng, các dòng họ, các bản hội, quý khách thập phương, con em của địa phương xa quê trên mọi miền đất nước lại sum họp về quê sắm sang lễ vật, thành kính dâng lên cúng tế thần, cầu Thần Hoàng linh thiêng phù hộ cho mưa thuận gió hoà, dân làng mạnh khoẻ, sản xuất mùa màng bội thu, con cháu học hành đỗ đạt, đất nước thái bình. Đây là nghĩa cử cao đẹp đáng được tôn vinh và gìn giữ cho muôn đời sau. Đền được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp Tỉnh.

 

  
0 Bình luận
Ý kiến bạn đọc
Truy cập
Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
362261