NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG VÀ CÁCH PHÒNG BỆNH ADENOVIRUS Ở TRẺ EM
Adenovirus ở trẻ em gây bệnh gì?
Adenovirus là một nhóm virus có thể gây ra tình trạng nhiễm trùng. Nhiễm trùng Adenovirus có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên chủng virus phổ biến hơn ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Thống kê cho thấy, hầu hết trẻ bị nhiễm Adenovirus ít nhất một lần trước 10 tuổi. Chủng virus Adeno không xảy ra theo mùa như các loại virus khác (ví dụ như virus cúm ), mà có thể xuất hiện quanh năm, đặc biệt phát triển mạnh vào thời điểm giao mùa.
1. Adenovirus ở trẻ nhỏ lây truyền qua đường nào?
Theo chuyên gia về dịch tế học cho biết, sức sống của chủng virus Adeno khá tốt, chúng có thể tồn tại khoảng 30 ngày ở nhiệt độ phòng. Trong điều kiện nhiệt độ 400C, chúng có thể sống trong nhiều tháng. Nếu nhiệt độ -2000C, tuổi thọ của chúng có thể tính bằng năm. Chúng có thể nhân lên sau 30 giờ kể từ khi xâm nhập vào cơ thể. Chính tuổi thọ và khả năng nhân cao mà virus Adeno rất dễ lây lan trong cộng đồng. Adenovirus ở trẻ em rất dễ lây lan, đặc biệt ở những nơi có tiếp xúc gần gũi như trường học, bệnh viện, trung tâm chăm sóc trẻ hoặc trại hè.
- Thông thường, Adenovirus lây truyền qua đường giọt bắn, đường hô hấp khi nói chuyện trực tiếp với người bệnh hoặc khi người bệnh ho và hắt hơi. Việc sử dụng chung nguồn nước bị ô nhiễm khi bơi lội, cũng làm tăng nguy cơ nhiễm virus. Hoặc việc dùng chung đồ dùng cá nhân với người nhiễm virus cũng khiến trẻ tăng nguy cơ nhiễm bệnh.
- Đường phân miệng (nhiễm trùng đường tiêu hóa) cũng là tác nhân lây nhiễm Adenovirus khi trẻ rửa tay không thường xuyên hoặc không đúng cách. Khi chạm vào người bệnh hoặc đồ vật có virus, Adenovirus có thể tồn tại trên các bề mặt trong một khoảng thời gian khá dài. Do đó, chúng có thể lây lan qua đồ chơi, khăn tắm hoặc bất cứ đồ vật nào bị nhiễm bệnh.
Các triệu chứng bệnh thường bắt đầu khoảng 2 ngày đến 2 tuần kể từ khi trẻ tiếp xúc với Adenovirus.
2. Nhóm trẻ em nào có nguy cơ nhiễm Adenovirus?
Nhiễm trùng Adenovirus có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, đặc biệt trẻ em từ 6 tháng đến 2 tuổi có nguy cơ nhiều hơn bởi sức đề kháng kém. Do đó, các chuyên gia y tế khuyến cáo mẹ nên cho trẻ bú sớm ngay sau khi sinh, bú hoàn toàn sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời và kéo dài đến khi trẻ được 2 tuổi.
3. Triệu chứng của nhiễm trùng Adenovirus ở trẻ em
Triệu chứng của nhiễm Adenovirus sẽ phụ thuộc vào type Adenovirus trẻ bị nhiễm và cơ quan bị ảnh hưởng.
Thông thường, tình trạng nhiễm trùng Adenovirus thường xảy ra ở đường hô hấp tương tự như cảm lạnh thông thường. Trẻ bị sốt cao, có thể kéo dài trong vài ngày. Bị sổ mũi hoặc nghẹt mũi, hoặc bị nhiễm trùng tai (một số trẻ bị nhiễm trùng đường hô hấp trên như viêm tiểu phế quản hoặc viêm phổi). Kèm theo đau họng, đau mắt đỏ, còn gọi là viêm kết mạc mắt.
Ngoài ra, một số type Adenovirus có thể gây nhiễm trùng dạ dày và đường tiêu hóa, dẫn đến trẻ bị tiêu chảy, đau quặn bụng và các triệu chứng của viêm dạ dày. Một số trường hợp bị nhiễm trùng bàng quang, khiến tiểu buốt hoặc tiểu ra máu. Trẻ có vấn đề ở hệ thống miễn dịch có thể gặp phải nhiều triệu chứng nặng nề hơn.
4. Các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra khi trẻ bị nhiễm Adenovirus
Virus Adeno có khả năng lây lan rất nhanh trong cộng đồng, nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như:
- Bệnh phổi mạn tính: Mặc dù hiếm gặp nhưng trẻ bị viêm phổi do Adenovirus có thể phát triển thành bệnh phổi mạn tính.
- Tình trạng nhiễm trùng nặng: Trẻ nhỏ có vấn đề ở hệ thống miễn dịch có nguy cơ bị nhiễm trùng nặng hơn khi nhiễm Adenovirus.
- Lồng ruột: Là bệnh lý nghiêm trọng ở đường ruột gồm ruột non và ruột già, trong đó một đoạn ruột phía trên di chuyển và chui vào lòng của đoạn ruột phía dưới gây tắc nghẽn sự lưu thông của đường ruột. Bệnh diễn biến nhanh, nếu không điều trị kịp thời sẽ gây hoại tử dẫn đến thủng ruột, gây viêm phúc mạc, nhiễm trùng máu, đe dọa tính mạng trẻ.
5. Cần đưa trẻ đến viện khi trẻ xuất hiện các triệu chứng sau
Để tránh các biến chứng nguy hiểm đe dọa sức khỏe và tính mạng trẻ, phụ huynh cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế nếu có các biểu hiện sau:
- Sốt cao hoặc sốt nhiều ngày, không đáp ứng với thuốc hạ sốt.
- Xuất hiện vấn đề về hô hấp.Trẻ dưới 3 tháng tuổi hoặc trẻ có vấn đề ở hệ thống miễn dịch.
- Bị viêm kết mạc mắt, đau mắt hoặc vấn đề thị lực.
- Bị nôn mửa, tiêu chảy hoặc có dấu hiệu mất nước như miệng khô, mệt mỏi, bơ phờ, đi tiểu ít hoặc ít ướt tã hơn.
6. Phương pháp điều trị Adenovirus ở trẻ em
Hiện nay chưa có vaccine và thuốc điều trị đặc hiệu Adenovirus. Trẻ bị nhiễm Adenovirus sẽ được cách ly ở phòng bệnh riêng. Điều trị bằng cách điều trị triệu chứng kết hợp nâng cao sức đề kháng của cơ thể và bổ sung vitamin C. Nếu điều trị đúng cách, trẻ có thể khỏi bệnh sau một vài ngày. Tuy nhiên, đối với những trẻ gặp vấn đề nhiễm trùng như viêm phổi, viêm kết mạc mắt thì có thể kéo dài 1 tuần hoặc hơn.
Điều trị triệu chứng ở trẻ bằng cách:
- Cho trẻ nghỉ ngơi nhiều;Uống nhiều nước;
- Uống Acetaminophen nếu triệu chứng sốt làm trẻ khó chịu;
- Vệ sinh mũi thường xuyên, có thể sử dụng máy tạo ẩm, phun sương hoặc thuốc nhỏ mũi nước muối để cải thiện triệu chứng nghẹt mũi ở trẻ, giúp trẻ hô hấp dễ dàng hơn;
- Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị nôn mửa hoặc tiêu chảy không thể uống đủ chất lỏng, cần tiến hành điều trị mất nước.
- Đối với trẻ sơ sinh (đặc biệt là trẻ mới sinh và trẻ sinh non), trẻ có hệ miễn dịch kém, trẻ bị nhiễm Adenovirus nặng có thể cần hỗ trợ hô hấp, như thở oxy hoặc thở máy, dùng kháng sinh trong trường hợp có bội nhiễm viêm phổi.
7. Cách phòng bệnh Adenovirus ở trẻ em.
Để phòng bệnh cho trẻ, Trung tâm Y tế huyện chia sẻ một số biện pháp phụ huynh cần đặc biệt lưu ý.
- Đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ nhằm tăng cường sức đề kháng cho trẻ:
+ Một chế độ ăn uống bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết sẽ giúp tăng sức đề kháng ở trẻ.
+ Khi có sức đề kháng tốt, trẻ giảm được các nguy cơ mắc bệnh, trong đó có các bệnh ở đường hô hấp.
Các chuyên gia Nhi khuyến cáo, mẹ nên cho con bú ngay từ sau khi sinh, bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời đến khi trẻ được 2 tuổi.
+ Khi trẻ bước vào thời kỳ ăn dặm, mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng để được hướng dẫn lên thực đơn hợp lý, bổ sung dinh dưỡng phù hợp theo từng giai đoạn phát triển của trẻ.
+ Đảm bảo vệ sinh và hướng dẫn trẻ vệ sinh đúng cách:
+ Thường xuyên vệ sinh mũi họng, có thể sử dụng nước muối sinh lý làm sạch mũi cho trẻ mỗi ngày.
+ Hướng dẫn trẻ cách rửa tay đúng cách và nhắc nhở trẻ rửa tay thường xuyên.
+ Hướng dẫn trẻ cách ho và hắt hơi vào khăn tay hoặc khăn giấy, không ho và hắt hơi vào tay.
+ Người giữ trẻ và chăm sóc trẻ cần lưu ý rửa tay sạch sẽ và thường xuyên. Chú ý giữ các bề mặt trẻ có thể tiếp xúc như mặt bàn, đồ chơi được sạch sẽ.
+ Không để trẻ nhiễm lạnh, nhất là khi bước vào thời điểm giao mùa.
+ Tránh để trẻ tiếp xúc với nguồn bệnh. Không đưa trẻ đến những nơi công cộng đang có dịch bệnh như bệnh viện, trường học, nhà trẻ Trường hợp bắt buộc, hãy đeo khẩu trang đầy đủ.
+ Tiêm vắc xin phòng bệnh đầy đủ và đúng lịch theo khuyến cáo chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia.
- Nhìn lại một số hình ảnh ngày tựu trường năm học 2024-2025 của học sinh trên địa bàn xã Hoằng Đức
- thực phẩm mùa hè ngăn ngừa đột quỵ
- Bệnh bạch hầu có gì khác với bệnh viêm họng, viêm amidan?
- BÀI TUYÊN TRUYỀN AN TOÀN THỰC PHẨM MÙA HÈ
- Vai trò của chữ ký số trong các giao dịch điện tử
- Đảm bảo Vệ sinh An toàn thực phẩm mùa hè
- ỨNG DỤNG SẢN XUẤT MEN VI SINH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
- Tuyên truyền về đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm
- KỸ THUẬT NUÔI GÀ TA AN TOÀN SINH HỌC
- BÀI TUYÊN TRUYỀN PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG
- Kết quả giải quyết TTHC tuần 1 tháng 11 năm 2024 (Từ ngày 04/11/2024 đến ngày 08/11/2024)
- Kết quả giải quyết TTHC tuần 5 tháng 10 năm 2024 (Từ ngày 28/10/2024 đến ngày 01/11/2024)
- Kết quả giải quyết TTHC tuần 4 tháng 10 năm 2024 (Từ ngày 21/10/2024-25/10/2024)
- Kết quả giải quyết TTHC tuần 3 tháng 10 năm 2024 (Từ ngày 14/10/2024 đến ngày 18/10/2024)
- Kết quả giải quyết TTHC tuần 2 tháng 10 năm 2024 (Từ ngày 07/10/2024 đến ngày 11/10/2024)
- Thông báo Về việc niêm yết công khai văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế (Di sản thừa kế của Ông Lê Quang Thịnh để lại )
- Thông báo Niêm yết công khai Nghị quyết về việc ban hành các biện pháp bảo đảm thực hiện dân chủ ở cở sở trên địa bàn xã Hoằng Đức
- Thông báo Về việc niêm yết công khai văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế (Di sản thừa kế của Ông: Lê Bá Thảo để lại )
- Về việc niêm yết công khai văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế (di sản thừa kế của Bà: Lê Thị Ngân để lại )
- Về việc công khai dự thảo Nghị quyết của HĐND xã về quyết định các biện pháp bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn xã Hoằng Đức
- Phiếu xin lỗi vì trả hồ sơ quá hạn đối với bà Đoàn Thị Hiền Địa chỉ: số nhà 74, quốc lộ 10,thôn Khang Thọ Hưng, xã Hoằng Đức, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa.
- Xin lỗi ông Lê Nguyên Tuấn - thôn Cự Đà - xã Hoằng Đức
- Phiếu xin lỗi Bà Nguyễn Thị Thúy Hằng Địa chỉ: Số nhà 02, Ngõ số 2, Đường số 1, thôn Phú Thịnh, xã Hoằng Đức, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa