thông báo Công khai các quy định tại điều 7, điều 8 của Luật Trợ giúp pháp lý

Đăng lúc: 15:44:21 29/09/2022 (GMT+7)

ỦY BAN NHÂN DÂN

XÃ HOẰNG ĐỨC

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
              Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số:    39    /TB-UBND

       Hoằng Đức, ngày  29  tháng  9  năm  2022

 

THÔNG BÁO
Công khai các quy định tại điều 7, điều 8 của Luật Trợ giúp pháp lý

Ngày 20/6/2017 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 3 thông qua Luật Trợ giúp pháp lý số: 11/2017/QH14. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2018.Theo quy định tại Điều 7, điều 8 Luật Trợ giúp pháp lý được trợ giúp pháp lý và quyền của người được trợ giúp pháp như sau:

I. Người được trợ giúp pháp lý (quy định tại Điều 7- Luật Trợ giúp pháp lý) là:

1. Người có công với cách mạng.

2. Người thuộc hộ nghèo.

3. Trẻ em.

4. Người dân tộc thiểu số cư trú ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

5. Người bị buộc tội từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi.

6. Người bị buộc tội thuộc hộ cận nghèo.

7. Người thuộc một trong các trường hợp sau đây có khó khăn về tài chính:

a) Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ, chồng, con của liệt sĩ và người có công nuôi dưỡng khi liệt sĩ còn nhỏ;

b) Người nhiễm chất độc da cam;

c) Người cao tuổi;

d) Người khuyết tật;

đ) Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi là bị hại trong vụ án hình sự;

e) Nạn nhân trong vụ việc bạo lực gia đình;

g) Nạn nhân của hành vi mua bán người theo quy định của Luật Phòng, chống mua bán người;

h) Người nhiễm HIV.

Chính phủ quy định chi tiết điều kiện khó khăn về tài chính của người được trợ giúp pháp lý quy định tại khoản này phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội.

II. Quyền của người được trợ giúp pháp lý  (quy định tại Điều 8- Luật Trợ giúp pháp lý) là:

1. Được trợ giúp pháp lý mà không phải trả tiền, lợi ích vật chất hoặc lợi ích khác.

2. Tự mình hoặc thông qua người thân thích, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác yêu cầu trợ giúp pháp lý.

3. Được thông tin về quyền được trợ giúp pháp lý, trình tự, thủ tục trợ giúp pháp lý khi đến tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý và các cơ quan nhà nước có liên quan.

4. Yêu cầu giữ bí mật về nội dung vụ việc trợ giúp pháp lý.

5. Lựa chọn một tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý và người thực hiện trợ giúp pháp lý tại địa phương trong danh sách được công bố; yêu cầu thay đổi người thực hiện trợ giúp pháp lý khi người đó thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 25 của Luật này.

6. Thay đổi, rút yêu cầu trợ giúp pháp lý.

7. Được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

8. Khiếu nại, tố cáo về trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Vậy, UBND xã Hoằng Đức thông báo để nhân dân và cán bộ trong xã biết, khi cần trợ giúp pháp lý (theo quy định tại điều 7)  người dân có thể liên hệ đến Trung tâm trợ giúp pháp lý tỉnh Thanh Hóa hoặc đến Ủy ban nhân dân xã  để được hướng dẫn./.

Nơi nhận:

-Đài TT xã(t/b)

-Bộ phận một cửa (niêm yết);

-Lưu: VT.

 

 

 

       CHỦ TỊCH

 

 

 

 

  Nguyễn Đình Bằng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

.

 

 

 

 

 

 

 

  
0 Bình luận
Ý kiến bạn đọc
Truy cập
Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
362261