Di tích kiến trúc nghệ thuật Đình làng Cự Đà- xã Hoằng Đức- huyện Hoằng Hóa- tỉnh thanh hóa

Đăng lúc: 21:31:39 27/11/2024 (GMT+7)

          Từ thế Kỷ XI cụ Mỹ Long vốn gốc người làng Tử Đà thuộc xã Hà Khê- Huyện Thanh oai- Hà Tây cũ ( nay là TP Hà Nội) đã mang theo một số người dòng họ Nguyễn, Trưởng, Hoàng, Tống, Phạm vào khai phá vùng đất mới đó là làng Cự Đà ngày nay.

          Trải qua nhiều thế hệ nối tiếp nhau, đã tạo dựng nên bề dày của lịch sử. Đến năm 1572 dưới triều Lê Anh Tông niên hiệu Hồng Phúc, làng Cự Đà đã được ghi vào sách " Ngọc Lục" đồng thời vua Anh Tông ban tặng sắc phong, tuyên dương công trạng Cụ Mỹ Long là người anh hùng mở đất, trở thành vị thành Hoàng, vị Thánh làng Cự Đà. Bảo hộ mọi mặt cuộc sống lao động, học hành thi cử của nhân dân làng.

Sách " lịch triều gia phả" ghi lại, thôn Cự Đà trải qua các triều Đại, nhà nước phong kiến, thời kỳ thủa ban đầu, đến các triều Trần, Lê, Nguyễn đều có sắc phong.

          Đến năm Minh Mệnh thứ 21( 1841) Thánh tổ nhân Hoàng Đế, làm lễ khánh tiết đã tăng lên một bậc Bảo An- Chính trực cho phép nhân dân làng Cự Đà - xã Tử Đà- huyện Hoằng Hóa được phụng thờ thần như cũ.

          Đạo sắc năm thiệu Trị thứ tư, 1844 ghi rõ công lao vị Thành Hoàng Cự Đà, đã có công giúp nước, che chở cho dân- là vị thần linh thiêng, vào các kỳ lễ tiết để đội ơn, Ban sắc phong cho phép phụng thờ.

          Sách lịch triều gia phả có ghi vùng đất Tử Đà có nhiều vị học giỏi đỗ đạt cao, nhưng việc lưu trữ có nhiều khiếm khuyết nên chỉ còn ghi lại 18 vị đỗ cử nhân, 28 vị đỗ tú tài, tên tuổi các cụ được tôn vinh thờ ở văn chỉ, võ chỉ và tại đình làng Cự Đà, các cụ được giữ chức vụ trong bộ máy nhà nước có người làm đến giám sát ngự sử Triều Đình  như cụ Nguyễn Hữu Thái.

          Trải qua nhiều thế kỷ, nhiều thế hệ đã tạo dựng một vùng quê phát triển, từ đó những công trình có ý nghĩa, những biểu tượng lịch sử đã được xây dựng để nhớ công lao to lớn của các thế hệ trước và các vị thủy tổ của các dòng họ trong làng. Đó là ngôi Đình chung của làng, Những đôi câu đối khắc chữ Hán, hàng cột hiên trước cửa Đình, thể hiện lòng tự hào, tình yêu quê hương đất nước của nhân dân làng Cự Đà thật là đằm thắm:

Đất văn hiến lễ nghi sang trọng

Lời hát đẹp thủa thái bình

Lý nhân vi mỹ dân phong thịnh

Vương Đạo võ biến đế huấn ngao

          Nghĩa là: Luân lý là cái đẹp nhân dân hưng thịnh, Đạo vua mạnh vô cùng thấm nhuần vang khắp; Đình làng Cự Đà xây dựng trong bối cảnh dân làng hưng thịnh, đất nước sống trong cảnh hòa bình. Bức đại tự Triều Nguyễn " phong tặng Làng Cự Đà" " Mỹ tục khả gia", đến năm 1944 ngôi đình đã được trùng tu, đến năm 2001 được công nhân là di tích kiến trúc nghệ thuật.

          Qua những năm tháng thăng trầm của lịch sử, một số công trình tháo rở để phục vụ kháng chiến cứu Quốc, nhưng đời sống tinh thần vẫn mãi trường tồn với thời gian, trong tâm trí của người dân Cự Đà  tinh thần văn hóa vẫn  được phát huy ngày một phong phú, thấm đẫm vào suy nghĩ , nếp sống của từng gia đình, dòng họ.

 

  
0 Bình luận
Ý kiến bạn đọc
Truy cập
Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
362261