DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA NHÀ THỜ VÀ KHU MỘ DÒNG HỌ NGUYỄN CÔNG XÃ HOẰNG ĐỨC, HUYỆN HOẰNG HÓA, TỈNH THANH HÓA

Đăng lúc: 20:12:09 27/11/2024 (GMT+7)

Theo gia phả dòng họ Nguyễn Công hiện đang lưu giữ tại Nhà thờ họ Nguyễn Công thôn Phúc Thọ , xã Hoằng Đức, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa thì tổ tiên xa đời của họ Nguyễn Công đến định cư ở vùng đất Bút Cương ( Nay thuộc các xã Hoằng Đức, Hoằng Phúc...) từ cuối triều Hậu Lê có nguồn gốc từ Thái tể Định quốc công Nguyễn Bặc dưới triều vua Đinh Tiên Hoàng từ thế kỷ X.

          Cũng theo tộc phả trên, thì vị tổ đầu tiên đến định cư ở Bút Cương là Cai Vũ Hầu Nguyễn Công Cai, ông giữ chức Đô hiệu điểm, tước cai vũ hầu dưới triều Lê Trung Hưng. Ông sinh được ba người con là Thái bảo Quận công Nguyễn Công Huấn, Nguyễn Công Luyện, Nguyễn Công Thi và trong ba người con đó thì chỉ có Nguyễn Công Huấn là con trai nối nghiệp cha làm quan dưới triều dưới triều Lê và và hậu duệ của dòng họ ông đều hiển đạt về sau như Nguyễn Hựu Trù; Nguyễn Hựu Thi; Nguyễn Đôn Tiết...

          Dưới triều Nguyễn dòng họ Nguyễn Công ở thôn Phúc Thọ đã xây dựng nhà thờ để thờ tự tổ tiên của dòng họ và những người trong họ có công với dân với nước bên cạnh đó còn có khu mộ của các danh nhân dòng họ nhìn chung khu di tích trên từ xưa đến nay trong gia phả cũng như trong thực tế người dân thôn Phúc Thọ vẫn quen gọi là nhà thờ và khu mộ dòng họ Nguyễn Công.

          Đến thăm khu di tích nhà thờ và khu mộ họ Nguyễn Công từ thành phố Thanh Hóa theo Quốc lộ 1A qua cầu Hoằng Long khoảng 6 km rẽ phải theo con đường liên huyện đến khu vực Thị trấn Bút Sơn khoảng 6 km; từ đây rẽ trái theo Quốc lộ 10 khoảng 2 km là đến di tích các phương tiện đi lại như ô tô, xe máy đều thuận lợi dễ dàng.

          Nhà thờ dòng họ Nguyễn Công là nơi thờ ông tổ của dòng họ Nguyễn Công đến làng Phúc Thọ cư trú đầu tiên; thế thứ dòng họ và các nhân vật lịch sử được ghi chép trong sử sách và văn bia theo tộc phả Nguyễn Công đại Tôn ở nhà thờ họ Nguyễn Công thờ những nhân vật lịch sử sau:

          Cai Vũ Hầu Nguyễn Công Cai ông là người khai mở đầu tiên của dòng họ Nguyễn Công ở làng vực (tức là Phúc Thọ) xưa thuộc vùng đất Bút Cương ông giữ chức Đô hiệu điểm tước Cai Vũ hầu. ông sinh được ba người con là Nguyễn Công Huấn, Nguyễn Công Luyện Nguyễn Công Thi. Trong ba người con này thì chỉ có Nguyễn Công Huấn làm nên sự nghiệp lớn.

           Thái Bảo - Vũ Quận công Nguyễn Công Huấn ông làm quan trải qua ba đời vua Lê Hy Tông, Lê Dụ Tông, Lê Thần Tông làm đến Trấn Quốc Thượng Tướng quân quản lĩnh việc quân bốn vệ thần võ, chức Thái Bảo, tước vũ Quận Công đánh giặc ở Sơn Tây, Hưng Hóa luôn có chiến công được phong Dương Vũ Dực vận Công thần phụ Quốc Thượng tướng quân, Thượng trụ quốc Thái Bảo, tước Công tên Thụy là Anh Liệt.

          Thái Bảo Đông xuyên hầu Nnguyễn Công Thắng ông là con cả của Nguyễn Công Huấn khi trẻ ham đọc sách, giỏi văn, tinh thục những điển cố của triều đình, đầu tiên được dùng vào gia ấm, làm đến Trấn quốc tướng Quân, Điện tiền tướng vệ sự, Đô hiệu điểm của năm vệ tước Hầu. Đến chiều vua Lê thần Tông, đặc chỉ của vua đổi ông sang ban văn chức nhập thị Kiêm tri, trương trung thư giám, Kiêm chi nội các sự vụ, tham dự triều chính, được vinh phong Hiệp đồng đức tá trị công thần, kim tử Vinh lộc Đại phu, Thái Bảo tước Đông Xuyên Hầu tên thụy là Trung Hiếu.

                Nguyễn Công Nghi còn gọi là Nguyễn Hựu Nghi theo văn bia ở mộ thì Nguyễn Hựu nghi được làm đội trưởng trấn Thanh Hoa, tước Thanh xuyên Hầu Thụy là Đôn Thuận. Ông thuở nhỏ theo lệ phong ấm được bổ thụ tước Điện Long Nam, sau đó được vua Gia Long thăng Hình Bộ Kiêm sự, Tham tri Bộ hình, mất năm 81 tuổi mộ táng tại Bút Cương và dựng bia ghi công.

          Nguyễn Hữu Nghiêm (Công Hiệu) làm quan ở triều Lê Hiến Tông, nhận chức Tả lang thị nội văn chức, Hiệu phần ty kinh giám điển hàn, kiêm coi việc vệ quân thần sách, tước trừ Xuyên Nam.

          Nguyễn Đôn Tiết tên húy là Kiên, đỗ cử nhân khoa Bính Tý (1876), đỗ phó bảng khoa Kỷ Mão (1879), được bổ làm tri phủ Đức Quang (Hà Tĩnh). Ông là một sỹ phu, khi kinh thành thất thủ, ông từ bỏ chức tri phủ về quê lo việc đánh Pháp.

          Ngoài những nhân vật tiêu biểu như trên dòng họ Nguyễn Công còn có nhiều người hiển đạt và có nhiều đóng góp cho lịch sử đất nước và được phong tước hầu như: Dũng thống hầu Nguyễn Công Niên; Lương trung hầu Nguyễn Công Hiệp; Chiêu nam hầu Nguyễn Công Tự; Trạch đức hầu Nguyễn Công Vị;Đông Lữ hầu Nguyễn Công Khiết; Trịnh nghĩa hầu Nguyễn Công Uyên...

          Khu di tích gồm hai mục công trình gồm nhà thờ  và Khu mộ: Về kiến trúc nhà thờ trước đây còn có một ngôi nhà Tiền đường 5 gian bằng gỗ nhưng đã bị đổ nát hoàn toàn,vị trí ngôi nhà hiện nay đã thành sân nhà thờ.

          Khu mộ nằm trên một khu đất ở trung tâm làng Phúc Thọ có diện tích 443m2, xung quanh được xây tường bao thấp, có cổng ra vào mộ, phía trước cánh đồng lúa, xung quanh là khu dân cư.

          Nhà thờ dòng họ Nguyễn Công là nơi thờ ông tổ của dòng họ Nguyễn Công đến vúng đất Bút Cương lập nghiệp từ thế kỷ XVII, từ đây, con cháu nối đời có nhiều đóng góp cho lịch sử đất nước ở các thời kỳ lịch sử khác nhau; đặc biệt trong đó có những nhân vật lịch sử của dòng họ được ghi chép công trạng trong tộc phả, khắc trên bia đá.

 

 

 

         

         

         

  
0 Bình luận
Ý kiến bạn đọc
Truy cập
Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
362261