Kỹ thuật trồng rau dền đảm bảo an toàn thực phẩm
Rau dền là loại rau dễ trồng và có rất nhiều chất bổ dưỡng được người tiêu dùng ưa chuộng nhưng để sản xuất được rau an toàn, bà con cần chú ý các khâu kỹ thuật sau:
1. Thời vụ trồng
Được trồng từ tháng 2 đến tháng 7.
2. Giống
- Hiện nay, trên thị trường thường sử dụng 2 loại giống để làm rau ăn như:
+ Dền trắng: Còn gọi là dền xanh, cây có thân, lá đều xanh; phiến lá hẹp, hình lá liễu (nên còn có tên là dền lá liễu).
+ Dền đỏ: còn gọi là dền tía, cây có loại lá hơi tròn đều hoặc tròn như vỏ hến, có loại lá dài to; thân, cành, lá có màu huyết dụ.
Ngoài ra, còn có dền cơm, thân có khía màu xanh nhạt; lá hình thoi hoặc hình trứng có cuống dài bằng phiến.
- Lượng hạt giống: 500 - 600g/sào.
- Sau khi gieo khoảng 25 - 30 ngày thì nhổ cấy cây cao 10 - 15cm, trồng với khoảng cách: 15 x 15cm hoặc 12 x 20cm.
- Gieo trực tiếp trên đồng ruộng được 25 - 30 ngày thì tiến hành thu hoạch lúc giai đoạn còn non.
3. Chuẩn bị đất:
- Rau dền có thể trồng được trên nhiều loại đất khác nhau, miễn là phải tưới tiêu tốt.
- Đất trồng rau dền phải được chuẩn bị kỹ, cần làm sạch cỏ dại cùng các tàn dư cây trồng vụ trước.
- Lên luống rộng 1,2 - 1,5m, cao 15 - 20cm. Kết hợp với lên luống là bón phân lót.
4. Phân bón
- Lượng phân bón khuyến cáo cho 500 m2: phân chuồng hoai mục: 500 - 1000kg hoặc sử dụng phân hữu cơ vi sinh với lượng 150 - 200kg; phân Urê: 5kg, phân Lân 7kg, phân Kali 5kg.
- Bón lót: Toàn bộ lượng phân khuyến cáo trên.
Có thể sử dụng phân bón vi sinh qua lá để phun cho cây khi cây có 2 - 3 lá thật.
Lưu ý: Phân chuồng phải được ủ hoai mục trước khi bón (có thể sử dụng các chế phẩm vi sinh để xử lý), tuyệt đối không sử dụng phân tươi, chưa hoai mục hoặc nước giải của gia súc bón và tưới cho rau.
5. Chăm sóc
- Thường xuyên xới xáo, làm cỏ.
- Tưới nước 2 lần/ngày vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát.
6. Phòng trừ sâu bệnh: Rau dền thường bị một số sâu bệnh như: Sâu tơ, sâu xanh, tuyến trùng rễ, bệnh lỡ cổ rễ, bệnh thán thư, bệnh đốm mắt cua .Nên sử dụng thuốc BVTV đặc trị cho từng đối tượng để xử lý. Ưu tiên sử dụng thuốc BVTV có nguồn gốc từ thảo mộc, thuốc sinh học.
*Lưu ý: Sử dụng thuốc BVTV theo nguyên tắc 4 đúng và đảm bảo thời gian cách ly.
7. Thu hoạch:
- Thông thường rau dền sau khi cấy ra vườn trồng từ 25 - 30 ngày thì tiến hành thu hoạch. Thường nhổ cả cây, ít khi hái tỉa.
- Trong trường hợp gieo trực tiếp trên ruộng thì từ khi gieo đến thu hoạch là 25 - 30 ngày lúc cây còn non (cây cao 10 - 15cm).
- Di tích kiến trúc nghệ thuật Đình làng Cự Đà- xã Hoằng Đức- huyện Hoằng Hóa- tỉnh thanh hóa
- DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA NHÀ THỜ VÀ KHU MỘ DÒNG HỌ NGUYỄN CÔNG XÃ HOẰNG ĐỨC, HUYỆN HOẰNG HÓA, TỈNH THANH HÓA
- Đền thờ Lý Nhật Quang- thôn nội tý- xã Hoằng Đức - Di tích lịch sử văn hóa cấp Tỉnh
- Đền Đồng Cổ - thôn Mỹ Đà- Xã Hoằng Đức di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia
- Nhìn lại một số hình ảnh ngày tựu trường năm học 2024-2025 của học sinh trên địa bàn xã Hoằng Đức
- thực phẩm mùa hè ngăn ngừa đột quỵ
- Bệnh bạch hầu có gì khác với bệnh viêm họng, viêm amidan?
- BÀI TUYÊN TRUYỀN AN TOÀN THỰC PHẨM MÙA HÈ
- Vai trò của chữ ký số trong các giao dịch điện tử
- Đảm bảo Vệ sinh An toàn thực phẩm mùa hè
- Kết quả giải quyết TTHC tuần 4 tháng 3 năm 2025 (Từ ngày 24/3/2025 đến ngày 28/3/2025)
- Kết quả giải quyết TTHC tuần 3 tháng 3 năm 2025 (Từ ngày 17/3/2025 đến ngày 21/3/2025)
- Kết quả giải quyết TTHC tuần 2 tháng 3 năm 2025 (Từ ngày 10/3/2025 đến ngày 14/3/2025)
- Kết quả giải quyết TTHC tuần 01 tháng 3 năm 2025 (Từ ngày 03/3/2025 đến ngày 07/3/2025)
- Kết quả giải quyết TTHC tuần 4 tháng 02 năm 2025(Từ ngày 24/02/2025 đến ngày 28/02/2025)
- Phiếu xin lỗi vì trả hồ sơ quá hạn đối với bà Đoàn Thị Hiền Địa chỉ: số nhà 74, quốc lộ 10,thôn Khang Thọ Hưng, xã Hoằng Đức, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa.
- Xin lỗi ông Lê Nguyên Tuấn - thôn Cự Đà - xã Hoằng Đức
- Phiếu xin lỗi Bà Nguyễn Thị Thúy Hằng Địa chỉ: Số nhà 02, Ngõ số 2, Đường số 1, thôn Phú Thịnh, xã Hoằng Đức, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa